I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIÁO DỤC
1. Mục tiêu của cơ sở giáo dục - Thành lập Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Pasteur
Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp của thành phố Yên Bái, nhằm huy động học sinh phổ thông trong độ tuổi ra lớp theo kế hoạch phát triển giáo dục; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn thành phố và các huyện (xã) vùng lân cận thành phố Yên Bái; đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; - Thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục, phát triển giáo dục ngoài công lập;
Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục; - Thu hút được đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề; đáp ứng tốt được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của ngành, của xã hội; có lộ trình đào tào, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ theo yêu cầu của nhiệm vụ, yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tổ chức giáo dục học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo quy định của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tổ chức các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
- Tổ chức, thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh và người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục
2.1. Chức năng - Trường Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Pasteur
Là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do Công ty cổ phần giáo dục Pasteur đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.
Nhà trường thực hiện tuyển sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Luật giáo dục và điều lệ nhà trường và các quy định pháp luật liên quan.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Pasteur có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học (ban hành kèm Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); quy chế tổ chức và hạt động của trường tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục (ban hành kèm Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; quy chế tổ chức và hooạt động của trường tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Chịu trách nhiệm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông theo chiến lược phát triển của Công ty cổ phần giáo dục Pasteur. - Trường báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
II. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Chương trình, nội dung giáo dục
Thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành đối với cấp học tiểu học, THCS và THPT; từng bước hình thành và phát triển theo mô hình chất lượng cao.
a) Cấp tiểu học thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện khung kế hoạch thời gian năm học và thời lượng giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và kế hoạch dài hạn của đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
Hằng năm xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. - Xây dựng các nội dung giáo dục bổ trợ đáp ứng nhu cầu người học, nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu phát triển của địa phương, nhà trường và định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm
2. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Chương trình đào tạo của Nhà trường bao gồm:
Chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường sẽ tối ưu hóa chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm giảm thiểu áp lực đồng thời giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất. Chương trình được nhà trường xây dựng theo hướng “tối ưu hóa” nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của từng cấp lớp, đủ khả năng đạt thành tích cao và lấy các bằng cấp do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam quy định, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả phù hợp với thể chất, lứa tuổi. Kết quả học tập và bằng cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận và cấp phát, có giá trị ngang bằng với bằng cấp của các trường công lập hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc gia.
3. Chương trình Quốc tế (CAP)
Bao gồm đầy đủ các lĩnh vực giáo dục của Chương trình giáo dục Phổ thông Việt Nam và tích hợp chương trình tập trung vào 3 lĩnh vực là: Tiếng Anh, Toán, Khoa học trong đó ưu tiên cho việc học tiếng Anh theo chương trình Cambridge.